• Blog
  • Lộ trình học thiết kế đồ họa từ A -> Z dành cho người mới

Lộ trình học thiết kế đồ họa từ A -> Z dành cho người mới

Lộ trình học thiết kế đồ họa từ A -> Z dành cho người mới

"The man who removes a mountain begins by carrying away small stones".

- Người chuyển núi bắt đầu bằng việc dỡ những hòn đá nhỏ.

Bí quyết của thành công là hãy bắt đầu. Tuy nhiên nếu hấp tấp, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ rất dễ phạm phải những sai lầm, dẫn đến bỏ cuộc ngay trong giai đoạn đầu.

Chính vì thế, bài viết này Keyframe xin chia sẻ với bạn về lộ trình học thiết kế đồ họa, giúp bạn tìm được trình tự phát triển bản thân trong ngành học này một cách phù hợp.

 

1. Vẽ Sketch

Trong thế giới thiết kế đồ họa, vẽ Sketch phác thảo gần như là kỹ năng thiết yếu cần có.

Vẽ Sketch là những nét vẽ nhanh, sơ lược qua đó thể hiện được ý tưởng, góc nhìn, bố cục bao quát của vấn đề. Đối với các Designer, Vẽ Sketch sẽ là kỹ năng quan trọng và ít tốn kém nhất để diễn đạt, mô tả ý tưởng một cách nhanh chóng đến cho khách hàng. Khi khách hàng duyệt bản phác thảo ý tưởng thì bạn sẽ tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.

Khi nhắc tới vẽ phác thảo, vẽ tay hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy “tự ti”, “rụt rè” vì nghĩ rằng bộ môn này phải dành cho những ai có năng khiếu, có hoa tay.

Đó là quan niệm sai lầm, Vẽ cũng chỉ là một kỹ năng có thể học được như bất kỳ những kỹ năng khác. Hầu như không có kỹ năng nào mà không thể cải thiện qua quá trình luyện tập cả. Vì thế hãy mạnh dạn đăng ký một lớp học vẽ để phát triển kỹ năng phác thảo nhé.

 

2. Lý thuyết, nguyên lý thiết kế đồ họa

Hãy bắt đầu với những thứ cơ bản nhất. Lợi ích đầu tiên mà lý thuyết, nguyên lý thiết kế cơ bản mang lại cho bạn đó chính là…giúp bạn tránh làm sai, tránh được những lỗi thiết kế không đáng có.

Khi đã nắm được các nguyên lý về thiết kế, bạn có thể hiểu hơn về cách các Artists, các Designer làm ra tác phẩm của họ, cách họ sử dụng màu sắc, font chữ, bố cục… Từ đó rèn luyện thêm về tính thẩm mỹ của bản thân.

Khi hiểu được nguyên lý, tư duy thiết kế... bạn sẽ sáng tạo ra những tác phẩm có chủ đích và dễ dàng giải thích bảo vệ tác phẩm khi trình bày với khách hàng.

 

3. Lựa chọn hướng đi cụ thể

Thiết kế đồ hoạ & Multimedia Design cực kỳ đa dạng mảng ngành và công việc. Nó vừa là cơ hội và cũng là thử thách cho những bạn muốn tham gia vào ngành học này.

Bạn có biết hiện tại Keyframe đã có hơn 30 môn học về thiết kế đồ hoạ khác nhau với 6 mảng ngành, hơn 10 loại phần mềm thiết kế và trong tương lai chắc chắn sẽ còn tăng thêm nữa. Việc lựa cho mình một hướng đi phù hợp sẽ tối ưu hơn là việc ôm đồm cái gì cũng học nhưng không sử dụng được.

Việc lựa chọn hướng đi chuyên ngành phù hợp với mỗi cá nhân sẽ phụ thuộc nhiều vào sở thích, tài năng, tính cách của bạn. Nếu bạn là người có khiếu về mỹ thuật, trở thành Designer chắc chắn là con đường tuyệt vời dành cho bạn. Nếu bạn thích ngành phim ảnh, nhưng bản thân là người hướng ngoại, yêu thích các góc máy, câu chuyện... thì bạn có thể cân nhắc về việc trở thành nhà làm phim hoặc hậu kỳ phim.

Và chẳng có sự phỏng đoán nào là hoàn toàn chính xác cả. Điểm cốt yếu của việc lựa chọn đúng vẫn là phải thử tiếp xúc với lĩnh vực đó để biết mình có phù hợp hay không. Vì thế hãy mạnh dạn thử trải nghiệm, nếu sai thì thử lại mảng khác.. chắc chắn bạn sẽ tìm ra được mảng ngành của mình.

 

4. Phần mềm học thiết kế đồ họa

Bắt tay ngay vào việc học các phần mềm đồ hoạ ứng dụng cho công việc mà bạn đã định hướng. Trong lộ trình học Thiết kế đồ hoạ & Multimedia, hầu hết mọi công việc đều cần bạn biết sử dụng phần mềm đồ hoạ. Thông thường các bạn sẽ thành thạo 1, 2 phần mềm chính và tìm hiểu thêm 1 vài phần mềm hỗ trợ khác để tối ưu hoá cho công việc.

Có khá nhiều phần mềm thiết kế trên thị trường và hầu hết chúng đều có thể tạo ra các sản phẩm giống nhau. Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, môi trường làm việc mà sẽ có yêu cầu khác nhau, nhưng bạn nên chọn học những phần mềm mà đại đa số đều sử dụng như Photoshop, Illustrator, Premiere, After Effects, Figma, Maya, Blender,…

 

5. Làm, làm và làm

Không gì tốt bằng việc thực chiến. Khi bạn đã có những kỹ năng nền tảng và 1 trang portfolio vừa đủ “đẹp”, hãy tìm ngay cho mình một môi trường, một công việc để ứng dụng những gì đã học được vào công việc đó.

Đừng sợ bị “tư bản bóc lột” nếu phải làm nhiều. Làm nhiều để có kinh nghiệm, học tập từ lần làm sai, học tập từ những feedback của sếp, của khách hàng. Bạn có thể mở rộng cơ hội việc làm, tìm được chỗ làm tốt hơn khi đã tích luỹ đủ kinh nghiệm và kỹ năng. 

 

6. Học, học nữa, học mãi

Sóng sau xô sóng trước. Đừng mãi yên vị ở một chỗ, nếu không bạn sẽ sớm bị thay thế mà thôi.

Hãy nâng cấp bản thân, không ngừng học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Ví dụ bạn đang là Graphic Design, bạn có thể học thêm 3D Modeling để có thể tự tạo các object bỏ vào trong thiết kế. Hay bạn đang là Editor, đó giờ chỉ cắt ghép footage và làm một vài effects đơn giản trên Premiere. Giờ bạn có thể học thêm After Effects Hiệu Ứng, học chỉnh màu, học cách làm sound effects thông qua các khoá học ngắn hạn ở trung tâm hoặc tutorial trên mạng.

Có một cách học cũng khá hiệu quả đó chính là…học từ những người đi trước, từ cộng đồng. Bạn hãy tham gia vào các group cộng đồng thiết kế để có thể hỏi đáp, trao đổi và chia sẻ qua lại những kiến thức trong nghề.

---

Bài viết được tổng hợp, biên soạn và thiết kế minh họa bởi Keyframe Team.

Nếu bạn là người mới, muốn học Graphic Design từ cơ bản đến nâng cao. Thì hãy tham khảo ngay chương trình học Graphic Design Toàn Diện này. Hiện đang tuyển sinh lớp ban ngày và lớp buổi tối: https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-thiet-ke-do-hoa-2d-graphic-design-1.html